Chuyển đổi số được xem là một trong những xu hướng phát triển được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Bởi đây là hoạt động được giới chuyên gia nhận định là sẽ đem đến giải pháp thúc đẩy tính bền vững của một doanh nghiệp trên thị trường.
Tuy nhiên thì không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được hiệu quả khi thực hiện hoạt động chuyển đổi số. Vậy thì các doanh nghiệp nên thực hiện chuyển đổi từ đâu? Cùng tìm hiểu thông tin tại bài viết ngày hôm nay để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chuyển đổi số là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về việc triển khai quá trình chuyển đổi số như thế nào là hiệu quả thì mọi người cần phải hiểu rõ khái niệm chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số được định nghĩa là quá trình mà doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào trong toàn bộ tất cả hoạt động của tổ chức để thay đổi lại mô hình kinh doanh từ truyền thống sang doanh nghiệp số từ đó đạt được nhiều lợi ích to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Bước 1: Rà soát mong muốn của doanh nghiệp
Chuyển đổi số là một quá trình dai dẳng và gian nan chứ không phải chỉ một hoặc hai năm. Do vậy, để thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp mang lại giá trị bền vững và lâu dài, các lãnh đạo cần dành thời gian để nghĩ đến một kết quả cuối cùng mà chuyển đổi số mang lại ví dụ như ưu tiên tăng doanh thu hay giảm thời gian vận hành. Dĩ nhiên mọi sự nâng cấp đều cần thiết, nhưng các doanh nghiệp cần phải chọn một thứ tự ưu tiên nhất định, vì không phải tất cả mọi vấn đề đều cần được số hóa ngay lập tức.
Bước 2: Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp
Sau khi đã có một hình dung nhất định về lộ trình chuyển đổi số cũng như thứ tự ưu tiên, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại mức độ sẵn sàng cho việc tái cấu trúc quy trình vận hành của mình. Đây là một bài toán không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi doanh nghiệp phải thoả mãn 2 yếu tố: con người và dữ liệu.
Bước 3: Rà soát quy trình để đưa ra các thay đổi cần thiết
Ban quản trị không nhất thiết phải bao gồm toàn những chuyên gia về công nghệ, nhưng họ cần hiểu mình có thể đạt được những gì khi kết hợp tầm nhìn kinh doanh với sức mạnh công nghệ [4]. Cụ thể hơn, sau khi hiểu được các dữ liệu của doanh nghiệp đang phản ánh điều gì, các lãnh đạo cần nhìn thấy được các dấu hiệu để đánh giá độ trưởng thành về quy trình của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể biết mình đang ở đâu và đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi số hay chưa.
Bước 4: Tìm ra một giải pháp phù hợp và tối ưu
Doanh nghiệp khi nghiên cứu đầu tư về chuyển đổi số đang đứng trước hai lựa chọn:
Tự xây dựng một hệ thống ERP dựa trên quy trình của doanh nghiệp, hoặc
Tận dụng các nhà cung cấp giải pháp và tìm cách kết nối các giải pháp này lại
Với lựa chọn đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng một phòng ban ngay trong nội bộ của mình để tự tạo ra giải pháp. Ưu điểm của việc tự phát triển một hệ thống quản lý riêng là doanh nghiệp có thể hạn chế việc thay đổi quy trình đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một lượng tài chính không nhỏ vì doanh nghiệp cần phải tự xây dựng một quy trình phát triển ứng dụng phần mềm phù hợp với nghiệp vụ của mình. Dự án này cũng sẽ cần rất nhiều thời gian để phân tích nghiệp vụ và nghiên cứu công nghệ. Do vậy, tổng chi phí sở hữu và thời gian phát triển sẽ là rất lớn nhưng tính chuyên hoá chưa chắc được đảm bảo.
0 Nhận xét