Chatbot là một trong những công cụ được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên dù cho nó vô cùng phổ biến hiện nay thì không có nhiều người am hiểu bản chất cũng như cách sử dụng làm sao cho hiệu quả. Cùng bizfly tìm hiểu ngay một số thông tin về vấn đề này theo nội dung bài viết dưới đây.
Theo các chuyên gia thì có một vài chatbot phổ biến được sử dụng trong các hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên tinh vi như Siri, Google Assistant hay Alexa...Và ở bài viết này, bizfly sẽ chỉ đi tìm hiểu qua các loại chatbot đơn giản.
Đầu tiên bạn sẽ cần kết nối đến các nền tảng cho phép tạo chatbot chuyện nghiệp, ví dụ như bizfly chat,… Sau đó, bạn sẽ thiết lập các chatbot của mình bằng những kịch bản có sẵn
Ngay khi khách hàng có một tương tác vào hành động mà bạn đã setup trong kịch bản (ví dụ như like, share, comment, inbox fanpage,…) thì sẽ kích hoạt lên đoạn hội thoại tin nhắn messenger mà bạn đã đặt sẵn.
Tham khảo thêm thông tin về bizfly chat tại đây: https://bizfly.vn/giai-phap/chat-bot.html
Chatbot dùng để làm gì?
Chatbots thường được sử dụng trong các hệ thống hộp thoại cho các mục đích thực tế khác nhau bao gồm dịch vụ khách hàng hoặc thu thập thông tin. Thông thường thì mình thấy đa số mọi người dùng chatbot để thu thập thông tin là chính.
Nói đơn giản thì như thế này:
Bạn sẽ setup ra tất cả các trường hợp có thể xảy ra giữa user và chatbot. Sau đó cho người dùng chọn lựa các phương án. Nếu chọn “A” thì “B” sẽ xuất hiện, chọn “C” thì “D” xuất hiện…..
Trong Marketing, có 2 lợi ích lớn nhất mà chatbot có thể mang lại cho bạn:
TỰ ĐỘNG HÓA VIỆC NHẮN TIN VỚI KHÁCH HÀNG
Đối với kinh doanh online, khách hàng thường sẽ đánh giá bạn qua các yếu tố: tốc độ phản hồi, sản phẩm, dịch vụ sau khi mua hàng, đánh giá từ người mua hàng trước đó
Trong 1 số trường hợp chạy chiến dịch marketing, rất là dễ dàng hộp thư inbox của bạn trong tình trạng “quá tải”. Không thể phục vụ được khách hàng 1 cách chuyên nghiệp nhất, tốt nhất. Dẫn đến trải nghiệm mua hàng xấu => đánh giá xấu => return rate thấp => doanh thu giảm.
Dù cho bạn có đội ngũ nhân viên chăm sóc đông thế nào đi nữa. Chắc chắn bạn cũng sẽ không thể kiểm soát được 100% các trường hợp xảy ra. Một vòng xoáy mà không hề có một doanh nghiệp nào muốn rơi vào.
0 Nhận xét